Sinh năm 1983 tại Hải Dương và sống tại Nhật từ 2006, anh NGUYỄN VĂN QUẢNG là số ít nghệ nhân Việt theo thầy thợ và chơi cây chuyên sâu ở sứ sở Hoa Anh Đào.
Ban đầu anh thích chứ chưa chơi. Trong một lần về Việt Nam, thấy tin tức rầm rộ về triển lãm cây 1000 năm Thăng Long và tò mò đến xem cây triệu đô như thế nào. Nhìn chưa hiểu hết tác phẩm nhưng chợt nghĩ Bonsai là từ gốc gốc Nhật mà mình đang sống tại Nhật nên quyết định tìm hiểu. Anh xem tạp chí, tham quan các nhà vườn và may mắn được nhiều cụ mở lòng chỉ bảo.
Ban đầu có gì chơi ấy, cây non, cây các cụ cho, rất nhiều loại, có những cây giờ mới biết tên; cơ bản là cây thân gỗ.
Một ngày tình cờ thấy đền gần nhà có triển lãm hoa Cúc. Điều vô cùng bất ngờ là cây thân thảo nhưng mang dáng vẻ bonsai. Tại đây, Anh thể hiện sự quan tâm đặc biệt tới hoa Cúc và sau đó bái sư năm 2010-2011. Thời điểm này, anh là người trẻ nhất và là người nước ngoài duy nhất trong hội (PV: tại Nhật, khi vào hội thường cần tư cách và được giới thiệu)
Sau hơn 10 năm gắn bó với Cúc thì ngoài Tùng, Thông, Táo, Đỗ Quyên… Cúc chiếm quan số đông nhất. Anh nhiều lần bày cây tại triển lãm, lên báo và TV (kênh NHK).
Anh chia sẻ Cúc có khoảng 3000 loại, là quốc hoa của Nhật (chứ Ko phải Hoa Anh Đào), có đại Cúc và tiểu Cúc nhưng để làm bonsai chỉ khoảng 200 loài tiểu Cúc. Trong thực tế, anh gặp khoảng 50 trong số 200 loại trên và đều là Cúc của Nhật.
Cúc là cây thân cỏ, vòng đời một năm, duy trì không bằng cách gieo hạt như nhiều loài khác mà giâm cành gối nhau hoặc từ bầu đất của cây năm trước. Tuy nhiên cây non sức phát triển mạnh hơn. Nếu may mắn thân rễ của cây năm trước không bị lụi sẽ cho phôi cằn cỗi cổ thụ hơn nhưng không kéo dài nhiều năm.
Cúc mini có chiều cao dưới 12cm. Cúc bonsai chiều cao tối đa không quá 30cm. Cách bài trí cũng ẩn chứa nhiều ý nghĩa và quy chuẩn. Ví dụ bộ Cúc 5 cây phải:
– Có đủ 3 mầu (Trắng, Đỏ, Vàng)
– Cây chủ phải to nhất, mầu Trắng và ở xa nhất – mang cảm giác nhạt nhòa, viễn cảnh
– Có cây dáng thác đổ
– Có cây dáng Song Thụ
– Có cây cụm Rừng
– Và cây còn lại tự do theo ý cá nhân
So với nhiều loại cây, tuổi đời của Cúc khá ngắn là sự thiệt thòi. Thời điểm cây đẹp nhất thì đem triển lãm, không được ngắm. Và Thầy của Anh trước khi mất cũng căn dặn: chơi Cúc cần đam mê và công việc khác.
Quả thật chơi Cúc giống như vẽ các vòng tròn tái sinh ở những đẳng cấp cao hơn, một nghệ thuật mà chỉ những người yêu nghệ thuật chân chính mới có thể theo đuổi.
Thông tin liên hệ
– Địa chỉ: Nhật Bản
– Điện thoại:
– Facebook: https://www.facebook.com/profile.php?id=100010832803979